SÁCH KHUYẾN HỌC CỦA FUKUZAWA YUKICHI

Nhật Bản – một trong những siêu cường kinh tế trên thế giới, một trong những nền văn hóa khiến cả thế giới phải cúi đầu ngưỡng mộ. Ít ai biết, để có được những thành tựu huy hoàng như ngày nay, đất nước Nhật Bản nhỏ bé đã trải qua thời kỳ tăm tối, mê muội khi bị gông cùm phong kiến cai trị.

Bạn đang xem: Sách khuyến học của fukuzawa yukichi

Fukuzawa Yukichi, một trong những nhà tư tưởng vĩ đại nhất của Nhật Bản cận đại đã viết cuốn sách Khuyến Học – tác phẩm có thể coi là ngọn đuốc dẫn đường xóa tan lớp sương mù tăm tối trong tư tưởng người dân Nhật Bản vào thế kỷ 19, 20. Những bài học trong cuốn sách này còn có giá trị vượt ra khỏi biên giới Nhật Bản, có tính ứng dụng cao với cả thanh niên Việt Nam trong thời đại ngày nay.


Mục Lục


Nội dung cuốn sách Khuyến Học

Tác giả cuốn sách Khuyến Học

Khuyến Học không phải tác phẩm sâu sắc nhất nhưng là cuốn sách có ảnh hưởng vĩ đại nhất của học giả Fukuzawa Yukichi. Viết từ những năm 1870, đến năm 1942 xuất bản thành sách, Khuyến Học đã gây ảnh hưởng tới cả triệu người dân Nhật Bản và góp phần to lớn tạo nên một quốc gia giàu có, hùng mạnh như ngày nay.

Về Yukichi, ông được người đời tôn vinh là “Voltaire của Nhật Bản”, là khai quốc công thần của đất nước này vì tính triệt để và tầm mức vượt trội trong tư tưởng của ông. 

Là con cái của một gia đình võ sĩ cấp thấp, Yukichi chứng kiến và là nạn nhân của sự phân biệt giai cấp trong xã hội.

“Con cái của các võ sĩ cấp thấp như chúng tôi phải lễ phép, thưa gửi với con cái của các võ sĩ cấp cao. Ngược lại, con cái của các võ sĩ cấp cao luôn cao giọng, khiếm nhã đối với tôi. Sự phân biệt, chia rẽ trên dưới, sang hèn còn thể hiện trong cả lúc chơi đùa, chạy nhảy… Tôi bất bình đến mức không sao chịu nổi”. Chính những cảm giác đó đã thôi thúc ông học tập, nghiên cứu và tìm ra con đường lập lại quyền bình đằng giữa người với người.

*
Review sách: Khuyến Học – học được gì từ câu chuyện khai minh của Nhật Bản

Sách hay nên đọc: Review sách: Trò Chuyện Với Vĩ Nhân – bài học từ những tư tưởng vĩ đại trên thế giới

Nội dung cuốn sách Khuyến Học

Đúng với cái tên Khuyến Học, cuốn sách này đề cao vai trò quan trọng của việc học tập, nghiên cứu thực sự chứ không phải lý thuyết sách vở, đó chính là con đường giúp Nhật Bản bảo vệ độc lập vì con người vốn không có ai bẩm sinh hơn ai cả, nếu có hơn thì chỉ hơn về học thức. Xin chớ hiểu nhầm tư tưởng của tác giả, đối với ông, “có học” không phải người có lắm học hàm học vị, khuyến học là khuyến khích người ta chủ động tích lũy tri thức có ích cho cuộc sống chứ không chỉ là lý thuyết suông.

Sách Khuyến Học gồm 17 phần, đi từ quan niệm về sự bình đẳng của con người, vai trò của con người với đất nước và học làm sao để có ích cho mình, cho đời.

Phần 1: Trời không tạo ra người đứng trên người


Phần 2: Người chịu thiệt thòi nhất là những kẻ vô học

Phần 3: Hun đúc nuôi dưỡng chí khí độc lập ra sao

Phần 4: Trách nhiệm của “người đứng trên người”

Phần 5: Lòng quả cảm của người sinh ra từ đâu

Phần 6: Luật pháp quý giá như thế nào

Phần 7: Trách nhiệm của quốc dân

Phần 8: Đừng đánh giá người khác bằng suy xét chủ quan của mình

Phần 9: Mục đích của học vấn là gì

Phần 10: Hãy sống và hy vọng ở tương lai

Phần 11: Đẳng cấp địa vị đẻ ra các chí sĩ rởm

Phần 12: Hãy học cách diễn thuyết có hiệu quả

Phần 13: Tệ hại nhất là tham lam

Phần 14: Phải luôn xem lại tinh thần của bản thân

Phần 15: Tiếp thu có chọn lọc văn minh phương Tây

Phần 16: Chạy theo độc lập vật chất sẽ đánh mất độc lập tinh thần

Phần 17: Bàn về sự tín nhiệm

Mọi người sinh ra đều bình đẳng

Sau bao nhiêu năm đấu tranh cả về vũ trang và tư tưởng, phần đông thế giới đã công nhận quyền bình đẳng giữa con người với con người. Nhưng hàng trăm năm trước đây, trong xã hội Nhật Bản và còn ở nhiều nơi khác trên thế giới, vẫn tồn tại tư tưởng “người đứng trên người”, đó là sự phân biệt đẳng biệt giai cấp, phân biệt giới tính gây ra bất hạnh cho rất nhiều cuộc đời. Dân chúng không phải chịu cảnh thấy quan trên mà nơm nớp như trông thấy cọp, chỉ cần vươn lên phấn đấu, chúng ta sẽ có được địa vị xã hội xứng đáng với những gì mình bỏ ra.

Theo Fukuzawa Yukichi, tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng, mọi người đều có tư cách, địa vị như nhau.

“Vì thế, có thể nói rằng: người chịu khó học, hiểu biết nhiều sẽ trở thành người quan trọng, sống sung túc; người vô học sẽ trở thành con người thấp kém, nghèo khổ”. 

*
Review sách: Khuyến Học – học được gì từ câu chuyện khai minh của Nhật Bản

Sách hay nên đọc: Review sách: Góc Nhìn Alan – Dành Tặng Doanh Nhân Việt Nam Trong Thế Trận Toàn Cầu

Vai trò của công dân đối với đất nước

Sau khi khẳng định sự bình đẳng trong quan hệ giữa người với người, tác giả giúp chúng ta xác lập vai trò của mình đối với đất nước. Phần 6 và phần 7 giúp chúng ta nhìn rõ quan hệ giữa công dân với đất nước, với chính phủ, đâu là quyền lợi, đâu là nghĩa vụ mà chúng ta phải tuân theo.

Xem thêm: 100+ Ghép Ảnh Vào Khung Anh Han Quoc, Khung Anh Han Quoc

Muốn đất nước phát triển thì không thể chỉ dựa vào chính quyền, người dân không được ỷ lại vào các nhà quản lý; ngược lại, các quan chức chính quyền cũng không được kìm kẹp người dân. Hai bên cần có sự trao đổi thẳng thắn vì đó mới là cái đích cuối cùng của độc lập.

Học thế nào để trở thành người có ích

Sách Khuyến Học một mực bác bỏ và phản đối cách học lý thuyết, chỉ chú trọng văn thơ và các tư tưởng bị động như thời phong kiến. 

Fukuzawa khuyến khích lớp trẻ học các môn có tính ứng dụng cao cho xã hội khi đó như khoa học, kĩ thuật, đó mới là bánh lái giúp Nhật Bản xây dựng được tiềm lực kinh tế, tiếp thu những tri thức trên khắp thế giới, mở cửa quốc gia để trao đổi, hội nhập.

“Từ trước tới nay, tôi vốn không ưa lối học của các sĩ phu, các nhà nho tối ngày vùi đầu dùi mài kinh sử, làm thơ phú, câu đối… theo kiểu khoa cử Trung Hoa. Vì với lối học đó, có đỗ đạt ra làm quan, họ chỉ biết cai trị xã hội, cai trị dân chúng hoàn toàn theo cảm tính.

Chính vì thế, ngay từ Phần 1, tôi đã nhấn mạnh đến sự cần thiết của “Thực học”, học các môn tự nhiên, các môn xã hội, ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày, sao cho tất cả mọi người đều có thể gây dựng cuộc sống bằng trách nhiệm và khả năng của mình. Tôi nhấn mạnh tới tầm quan trọng về sự bình đẳng giữa các tầng lớp trong xã hội.”

Tuy vậy, ông cũng cảnh báo những người chỉ biết chuộng Tây học mà quên mất văn hóa, đặc trưng của Nhật Bản để mù quáng chạy theo giá trị phù phiếm. Làm gì cũng phải giữ tinh thần của một quốc dân Nhật Bản, đó mới là cái gốc để phát triển xa hơn.

Khuyến Học kịch liệt đả kích những tư tưởng học chỉ để ấm thân mình. Với tác giả, người trẻ mà chỉ lo học để làm quan rồi đảm nhận những công việc vớ vẩn, tủn mủn, cốt cho ổn định, hút máu dân chúng thì thật đáng lên án. Tham lam chính là thói tệ hại nhất, nó sẽ là con sâu đục khoét xã hội tới mức mục ruỗng nếu ai cũng chỉ chăm chăm vơ vét về phần mình.

*
Review sách: Khuyến Học – học được gì từ câu chuyện khai minh của Nhật Bản

Nhận xét về cuốn sách Khuyến Học – Fukuzawa Yukichi

Không thể tóm tắt cuốn sách của Fukuzawa Yukichi trong vài trang giấy vì những tư tưởng của ông đều được phân tích sâu sắc, toàn diện. Đó là những viên gạch xây dựng nên một nền móng vững chắc cho Nhật Bản đứng lên từ bùn đen. Vứt bỏ hình thức, coi trọng sự tín nhiệm, tìm kiếm chân lý bắt đầu từ sự hoài nghi,… rất nhiều, rất nhiều bài học được tác giả truyền tải qua những trang sách.

Điều tuyệt vời của Fukuzawa là ông có tư duy phê phán hơn người. Cách đây đã gần 200 năm, khi người ta một mực tin vào Nho giáo, coi đó là thước đo cho những chuẩn mực đạo đức và lối sống thì Yukichi trực tiếp chỉ ra những điểm ông cho là chưa ổn. Khổng Tử, Chu Tử hay Luận ngữ dù bén rễ sâu đến đâu thì cũng có những thứ đã lạc hậu, không hợp thời và xem ra sáo rỗng quá mức.

Lại có người lý sự thế này: “Vì muốn có con đàn cháu đống nên mới có vợ lẽ. Vả lại có phải chúng tôi muốn thế đâu, chẳng qua là làm theo lời dạy của Chu Tử mà thôi”. Tôi phải nói thế này, chẳng phải nể nang Khổng Tử hay Chu Tử gì sất. Họ đã rao giảng những lời sai trái.

Lấy vợ lấy chồng, chỉ vì không có con mà bị gọi là “đồ bất hiếu”. Thứ lý lẽ gì vậy? Chẳng qua là cách thoái thác, biện minh cho những quan điểm sai trái đáng lên án mà thôi.

Lời kết

Ngưỡng mộ Fukuzawa – một nhà tư tưởng, một tư duy cấp tiến dù đã sống cách chúng ta cả trăm năm lịch sử. Giá trị những bài học ông để lại cho hậu thế đã được minh chứng qua thời gian, để đến nay vẫn là ngọn đuốc soi sáng cho lớp trẻ trên khắp thế giới.

Sách hay nên đọc: Review sách: Dốc hết trái tim – Thành công vĩ đại đến từ những điều nhỏ nhoi

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Quận 12

  • Pokemon mạnh nhất của satoshi

  • Mẫu áo dài cách tân tay phồng

  • 500 mẫu bảng tuyên truyền ở trường mầm non

  • x

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.