THỎ BẢY MÀU GHI NHẬN

Với anh Huỳnh Thái Ngọc - cha đẻ Thỏ Bảy Màu, ý tưởng không phải là thứ mà bạn có thể ép KPI.

Với sự xuất hiện “như vũ bão” của hàng loạt nhân vật comic trên mạng xã hội, Thỏ Bảy Màu vẫn được xem là một trong những nhân vật thành công nhất. Sở hữu fanpage hơn 3 triệu lượt theo dõi, 5 cuốn sách được xuất bản và thường xuyên trong tình trạng “cháy hàng” (đến mức cha đẻ của Thỏ Bảy Màu đôi khi còn không có cơ hội chạm tay vào thành quả của chính mình!). Để đạt được những thành công ấy, công thức bí mật của Thỏ Bảy Màu là gì? The Influencer đã may mắn được trò chuyện cùng anh Huỳnh Thái Ngọc để tìm hiểu về sự ra đời và phát triển của Thỏ Bảy Màu, cũng như những lời khuyên dành cho những ai đang mong muốn xây dựng một nhân vật comic.

Bạn đang xem: Thỏ bảy màu ghi nhận


*

*


Sự ra đời của Thỏ Bảy Màu hoàn toàn ngẫu nhiên, không nằm trong bất kỳ kế hoạch nào của mình cả. Thỏ là “mẫu vẽ” của mình khi đó, một nhân vật có hình tượng tương đối đơn giản và dễ vẽ - màu trắng, hai mắt, hai má hồng, không có miệng. Vẽ xong, mình mới nghĩ nếu chỉ post mỗi hình lên không thì… chán quá, nên mình chèn thêm vài câu thoại ngắn “nhảm nhí” vào, không ngờ hình của Thỏ “bùng nổ tương tác”. Hồi đó Facebook mình được 10 - 20 like mỗi post là cùng, mà post hình Thỏ thì tương tác lên tới cả trăm like. Thế là mình thích quá, con đường sống ảo của mình đây rồi (cười).

Mình lập fanpage Thỏ Bảy Màu phần vì Thỏ đang được yêu thích, phần vì mình muốn có một nơi dành riêng để post hình Thỏ. Làm được một thời gian, mình thấy chỉ post mỗi hình không thì chán quá, nên mình quyết định xây dựng nội dung theo dạng câu chuyện. Khi những câu chuyện xuất hiện, tính cách của Thỏ dần dần hiện ra. Qua một thời gian nữa, mình lại thấy… chán nếu chỉ có một mình Thỏ. Thế là mình vẽ thêm cho Thỏ những người bạn, và khi có thêm những nhân vật khác trên fanpage, mình có thêm mối quan hệ giữa các nhân vật, để từ đó mình xây dựng thành một hệ sinh thái nhân vật phát triển tới

bây giờ.


*

*


Trong khoảng 2 năm đầu tiên, mình không có kế hoạch gì cho Thỏ cả. Mãi cho tới khi fanpage Thỏ Bảy Màu lớn lên, đạt 1-2 triệu followers, mình mới thực sự coi Thỏ Bảy Màu là công việc. Mình xây dựng cho Thỏ một hệ sinh thái bên ngoài trang mạng như sách, quần áo, vật dụng hàng ngày, phát triển thêm các format nội dung mới như phim hoạt hình.

Đa số các kế hoạch cho Thỏ Bảy Màu đều xuất phát từ cảm hứng cá nhân và dựa trên nhu cầu của độc giả. Mọi người thấy Facebook nhức mắt quá, nhưng họ vẫn muốn đọc những câu chuyện của Thỏ, vậy thì mình làm sách. Mọi người muốn có gấu bông để ôm, muốn có áo để mặc, nên mình làm thêm gấu bông, quần áo in hình Thỏ.

Tới một thời điểm, mình cảm thấy nếu Thỏ chỉ xuất hiện trên hình tĩnh và qua mặt chữ thôi thì chán quá. Mình muốn Thỏ được “sống”, nên mình bắt đầu làm hoạt hình, cho Thỏ một đời sống, một giọng nói, cử chỉ, thái độ.

Để xây dựng một nhân vật khiến độc giả phải nhớ về nó, đầu tiên, nhân vật phải có một tính cách được thể hiện nhất quán qua các câu chuyện. Từng câu chuyện phải đủ hấp dẫn, phải mang lại nguồn năng lượng tích cực mà những độc giả của nhân vật mong muốn nhận được. Mình muốn khi nhắc tới Thỏ Bảy Màu, mọi người sẽ nghĩ đến những điều tích cực, vui vẻ và hài hước.


*

Hình mẫu của Thỏ Bảy Màu chính là mình. Những câu thoại “nhảm nhảm” của Thỏ là những lời mình muốn nói nhưng không dám nói. Nếu một con thỏ hoạt hình phát ngôn “gợi đòn” trên mạng thì cùng lắm người ta chỉ mắng nó thôi. Chứ mình mà nói vậy ngoài đời, có khi “ăn đòn” thật (cười). Nên thôi, mình quyết định để Thỏ nói những điều đó thay mình.


Thỏ Bảy Màu không phải người bạn luôn bên cạnh động viên, chia sẻ những niềm vui

nỗi buồn. Thỏ Bảy Màu là người bạn khiến chúng ta thấy thoải mái khi nghĩ đến,

khi ở cạnh.

Mình thấy thường trong một nhóm bạn nữ luôn có một đứa bạn xéo xắt, mở mồm ra là chửi này chê nọ, trông mặt cũng rất “mean”; nhưng thực ra bên trong bạn ấy là một con người vô cùng trong sáng. Một người bạn xéo xắt mà chân thành, “khẩu xà tâm phật”. Mình nghĩ mọi người sẽ mong muốn có một người bạn như thế, và Thỏ Bảy Màu sẽ làm bạn theo cách đó.

Mình không xây dựng Thỏ Bảy Màu để giải tỏa cảm xúc cho bất kỳ ai. Mình muốn Thỏ là một nguồn cảm hứng. Nếu mọi người sống lạc quan, vô lo vô nghĩ, được tự do nói những điều mình muốn nói như Thỏ Bảy Màu, cuộc sống của mọi người sẽ dễ dàng và vui vẻ hơn.


Để một nhân vật hư cấu thực sự “sống” và khiến người ta phải nói về nó, nhân vật ấy phải có một câu chuyện riêng, có tính cách riêng, có những mối quan hệ xung quanh mình. Đồng ý là các page comic giờ mọc lên nhiều đó, nhưng nội dung của nhiều bạn thực sự không có gì nổi bật hay khác biệt. Họ đảo vòng vòng, xào nấu lại nội dung của nhau, rồi cuối cùng với một câu chuyện, mình thay tên nhân vật comic nào vào cũng được. Người ta có thể vẫn sẽ like, sẽ share vì bản thân câu chuyện có sự duyên dáng, nhưng họ sẽ không có ấn tượng gì về hình ảnh hay nhân vật. Thị trường nhân vật hư cấu gần như đã bão hòa. Nếu vẫn tiếp tục làm nội dung với tư duy “ăn sẵn, xào nấu” như trên, họ sẽ khó mà trụ lại, đừng nói tới việc phát triển lĩnh vực này.


Cái tên luôn nằm trong top đề xuất của mình là page Én. Thực chất, tất cả những fanpage comic mạnh đều có chung một điểm: Họ có giá trị cốt lõi riêng của mình. Én tập trung vào mặt ngữ nghĩa của câu chữ. Vàng Xám đề cập đến những nỗi niềm tâm tư ít ai thấu của những người bình thường. Đầm Lầy khai thác mối quan hệ yêu đương với góc nhìn và cảm xúc “con gái” một cách đầy chân thật. Những nhân vật trên đều có những giá trị cốt lõi riêng, đó là nền tảng để họ tạo nên những tính cách độc nhất của mình và đứng vững tại thị trường comic trên mạng xã hội bây giờ.


Cá nhân mình nhận thấy tất cả những nhân vật comic thành công và sống được tới bây giờ đều do các tác giả độc lập tự vận hành. Họ tự làm nội dung, tự vẽ. Thực ra việc các nhãn hàng muốn tự xây dựng một nhân vật hư cấu không phải là chuyện trước nay chưa từng có; mình từng thấy nhiều, và thấy chúng “rụng” rất nhiều. Trong trường hợp này, mình nghĩ nhãn hàng sẽ gặp nhiều trở ngại hơn so với các cá nhân độc lập.

Đầu tiên, để xây dựng một fanpage comic chúng ta phải có hai thứ: nội dung và hình ảnh. Nhưng đại đa số các bạn vẽ được, vẽ đẹp thì không nghĩ được nội dung; những bạn làm nội dung tốt thì lại không biết vẽ. Còn các bạn “thầu” được cả hai vai trò này đều ra mở fanpage riêng như mình, ít ai đi làm cho doanh nghiệp. Vậy nên cá nhân mình thấy những fanpage comic của nhiều nhãn hàng hiện nay là sự lắp ghép của hai ekip: một ekip chuyên làm hình, một ekip chuyên làm chữ. Đôi khi các bạn bị “khớp” trong quá trình truyền tải và thể hiện ý tưởng, nên các bạn rất dễ tạo ra một sản phẩm không hiệu quả.

Thứ hai, ý tưởng không phải thứ bạn ép KPI được. Nhưng khi làm nội dung, xây dựng một fanpage hay một nhân vật hư cấu cho nhãn hàng, ai rồi cũng sẽ bị ép KPI. Điều này sẽ dẫn đến một việc là nếu các bạn không thể tạo ra một nội dung nguyên bản đủ hay, các bạn có thể sẽ “đánh đổi lương tâm” và đi “cóp nhặt” ở đâu đó về.

Tất cả những điều đó tạo ra sự khó khăn khi nhãn hàng muốn xây dựng một nhân vật comic theo định hướng mà các fanpage thành công hiện đang làm.

Xem thêm: Hướng Dẫn Bé Tập Đọc Tiếng Anh Vỡ Lòng Cho Bé, Học Tiếng Anh Vỡ Lòng Cơ Bản Bài 1


Chúng mình thường nói với nhau: Nếu chưa từng bí ý tưởng thì không phải là content creator. Rõ ràng mình và bạn đều là những con người, chúng mình có những lúc vui lúc buồn, những điều đó hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến khả năng sáng tạo. Ý tưởng là một giá trị được tạo ra trong quá trình lao động, không phải thứ tự nhiên mà có. Nên những khi không thể nghĩ ra ý tưởng, đơn giản thôi, mình sẽ không làm. Có thời điểm mình nghỉ khoảng 2-3 tháng, không vẽ gì cả, không đăng gì lên fanpage.

Đôi khi các bạn mới làm nội dung cho fanpage comic hay bị “cuốn”, nếu hết ý tưởng các bạn sẽ đi tìm chỗ này chỗ kia, đắp mỗi thứ một ít, xem có trend gì đang nổi để “đu” theo. Nhưng các bạn đang phạm phải một sai lầm là khi mình không có hứng thú, không “cảm” được trend, các bạn chỉ làm ra được những sản phẩm bình thường, đại trà, ghép tên nhân vật nào vào cũng được.


Trong mỗi file báo giá gửi đi cho nhãn hàng và agency, Thỏ Bảy Màu đều ghi chú rất cụ thể những nguyên tắc làm việc của mình.

Thứ nhất, sau khi báo giá xong, mình phải đọc brief để xem nội dung nhãn hàng yêu cầu có phù hợp với fanpage hay không, có gì phản cảm, sai lệch hay không.

Thứ hai, mình sẽ không triển khai theo những nội dung chi tiết mà khách hàng yêu cầu. Tất cả nội dung quảng cáo mình nhận phải do mình làm, mình chịu trách nhiệm.

Thứ ba, mình sẽ không sửa bài với feedback “không vui”. Hơn ai hết, mình biết member của Thỏ Bảy Màu cần gì. Một fanpage có sống được hay không là do cộng đồng, bởi vậy cái mình cần giữ nhất và lưu tâm nhiều nhất là suy nghĩ của người đọc. Còn trong trường hợp khách hàng và các bên agency ép sửa hình, sửa nội dung, mình sẽ dựa theo “lương tâm” và tài chính để đưa ra những đề xuất, quyết định phù hợp.


Đầu tiên, mình sẽ nói với nhãn hàng rằng nếu họ quyết định hợp tác với Thỏ Bảy Màu, họ phải tin vào khả năng sáng tạo nội dung của mình và thị hiếu của khán giả. Mình biết cách khiến khán giả yêu thích và tương tác với những nội dung mình đăng lên.

Ngoài ra, mình muốn xây dựng một tư duy làm quảng cáo văn minh theo công thức

cho - nhận: Nếu nhận tiền quảng cáo của nhãn hàng, mình phải cho đi những gì xứng đáng. Bởi vậy, mình đầu tư vào nội dung, vào âm nhạc, hình ảnh, lồng tiếng, hiệu ứng… để gửi lại một sản phẩm phù hợp và mỹ mãn nhất. Khi một sản phẩm quảng cáo cân bằng được hai yếu tố “cho” và “nhận”, sản phẩm ấy ắt sẽ hiệu quả.

Trong suốt những năm qua, mình đã âm thầm làm một việc: Thuyết phục người xem của Thỏ Bảy Màu rằng mình sẽ quảng cáo công khai. Mình thấy việc quảng cáo giấu giếm, hay quảng cáo khéo léo gần như là một sự “lươn lẹo”. Do vậy mình đã đặt ra một vấn đề với member là vì sao chúng ta không thể giúp đỡ nhau, các bạn xem nội dung chèn quảng cáo, nhưng mình vẫn đầu tư để những phần quảng cáo bạn đang xem vẫn thu hút, thú vị, vẫn giữ được màu sắc riêng của nhân vật. Mình rất vui khi cộng đồng của Thỏ Bảy Màu chấp nhận điều đó.


Cám ơn anh Huỳnh Thái Ngọc vì một buổi phỏng vấn đa chiều và hữu ích! Những chia sẻ của anh Ngọc về hành trình sinh-ra-và-lớn-lên của Thỏ Bảy Màu đã chứng minh một luận điểm mà The Influencer luôn cố gắng truyền tải: Influencer có thể nổi tiếng nhờ may mắn, nhưng họ chưa bao giờ ngừng nỗ lực để tạo nên chất riêng, từ đó lan toả giá trị tích cực tới cộng đồng.


*
Lý Thành Cơ và ba trải nghiệm “dạy - học" đặc biệt

2 tuần trước

“Không hiểu thế nào mà cái nghiệp dạy nó dính vào mình luôn".


*
“Mỗi khán giả sẽ tự định vị “thương hiệu” Vũ Thanh Vân"

3 tuần trước

“Vân tạo dấu ấn cá nhân, tạo cái tôi âm nhạc khác biệt. Nhưng những khán giả công tâm sẽ định vị được Vân.”


*
#MentalHeal: Những câu chuyện về sức khỏe tinh thần qua lời kể của các chuyên gia và influencers

1 tháng trước

Trước khi chiến dịch chính thức khép lại, The Influencer sẽ cùng bạn, một lần nữa, lắng nghe toàn bộ những trải lòng, những kiến thức và hiểu biết đã được chia sẻ cởi mở thông qua chiến dịch #MentalHeal.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

CÙNG CHUYÊN MỤC MỚI

  • Nữ sinh trường học wild chap 261

  • Tổng hợp ảnh nude đẹp nhất của những người mẫu ảnh

  • Truyện tranh

  • Học phí ở yg entertainment

  • x

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.