Đầu mùa xuân là thời kỳ cây cảnh đâm chồi nảy lộc, bước vào giai đoạn sinh trưởng bừng bừng. Tuy nhiên, đây cũng là thời kỳ nhiều sâu bệnh, côn trùng xuất hiện, gây hại cho cây cảnh.
Bạn đang xem: Cây đâm chồi nảy lộc
Vậy chúng ta phải làm gì để đảm bảo cây cảnh đâm chồi vào mùa xuân xanh tốt mà không có sâu bệnh? Nếu giai đoạn này bạn không dệt trừ sâu tốt sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ sự phát triển và ra hoa của cây cảnh.
Chúng tôi sẽ mách bạn làm 5 việc cần làm để diệt trừ sâu bệnh mà cây cảnh sẽ xanh tốt, lên lá bóng loáng, trổ hoa bừng bừng...
1. Diệt trứng côn trùng cho cây cảnh
Bạn quan sát sẽ thấy, khi cây bắt đầu đâm chồi nảy lộc thì lá non mới cũng sẽ dễ xuất hiện rệp muội, ruồi trắng... Các loại rệp này rất ưa thích lá non và sẽ sinh sôi nảy nở rất nhanh chóng khi "ngửi thấy" mùi lá non.
Nếu bạn không diệt nhanh thì chỉ cần vài ngày loài rệp này sẽ phủ đầy mặt dưới của lá non, hút nhựa lá non khiến lá non sẽ bị xoắn lại hoặc vàng úa. Bệnh nặng có thể khiến cây còi cọc và chết.
Vì ậy, khi thấy chồi bắt đầu nhú thì bạn phải tiêu diệt trứng côn trùng ngay. Bạn có thể tìm 1 số loại thuốc an toàn với sức khỏe của con người mua ở các cửa hàng cây cảnh đáng tin cậy và trực tiếp phun lên bề bặt thân cây, bề mặt đất... Điều này sẽ diệt được trứng của côn trùng.
Nếu bạn tiếp tục sợ giai đoạn sau trứng côn trùng sẽ xuất hiện thì cứ nửa tháng lại phun thuốc 1 lần. Như vậy, cây cảnh trong quá trình sinh trưởng không bị côn trùng quấy phá, lá sẽ mọc xanh tốt, quang hợp thuận lợi, hoa cũng sẽ nở rực rỡ hơn.
Nếu cây cảnh trồng trong nhà chật, nhà có trẻ con không tiện phun thuốc có thể dùng 1 số loại thuốc dạng hạt chôn vào đất. Các loại hạt này tan từ từ và cũng có vai trò diệt côn trùng.
2. Khử trùng trước khi cây cảnh đâm chồi, ra nụ
Hoa hồng và hoa dâm bụt khi trồng sẽ đâm chồi mạnh vào mùa xuân và nở hoa sau đó. Trong quá trình sinh trưởng của những cây này do môi trường trong nhà không thông thoáng nên dễ phát sinh các bệnh như bệnh phấn trắng trên lá.
Tương lai, nó sẽ bị nhiễm bệnh khắp nơi, cuối cùng là tất cả các bông hoa sẽ bị nhiễm bệnh và không thể chữa trị khỏi. Vì vậy, khi thấy cây ra nụ, các bạn hãy phun thuốc diệt khuẩn trước.
Các loại diệt khuẩn có thể mua ở các cửa hàng bán cây cảnh, về pha thêm nước theo nồng độ được hướng dẫn rồi phun toàn bộ toàn bộ hoa, kể cả mặt đất chậu, thành ngoài chậu hoa, vv ..
Việc phun thuốc khử khuẩn có thể ngăn chặn hiệu quả sự phát triển của nấm, lúc đó sẽ không còn bệnh phấn trắng nữa.
Xem thêm: Nhận Định Bóng Đá Hôm Nay
Sau đó, bạn có thể phun khử khuẩn hai tuần một lần có thể ngăn ngừa bệnh phấn trắng trong toàn bộ quá trình sinh trưởng và ra hoa một cách hiệu quả.
3, Cung cấp nhiều ánh sáng mặt trời cho cây cảnh
Hầu hết những cây cảnh rụng lá đều đâm chồi nảy lộc và ra hoa vào mùa xuân, ngay cả đối với những cây cảnh lá thì khi lá mới mọc lá đều cần có nhiều ánh sáng mặt trời mới phát triển tốt được.
Vì khi có đủ ánh sáng thì những tán lá đó mới phát triển lớn và xanh tươi không bị sần sùi. Đối với những cây cảnh có hoa, nếu có đủ ánh sáng, nụ hoa của chúng sẽ nhanh chóng phân hóa, sau đó hoa sẽ to hơn, thời gian ra hoa kéo dài hơn và hương thơm của hoa cũng nhiều hơn.
Vì vậy, tùy theo vị trí đặt cây cảnh khác nhau và hợp lý của mỗi loại cây cảnh, bạn nên cung cấp đủ ánh sáng cho chúng.
4. Thúc đẩy sự ra rễ của cây cảnh
Khi mùa xuân đến, thấy cây cảnh đâm chồi nảy lộc thì tốt nhất nên thúc rễ vào thời điểm này. Vì suốt mùa đông, cây cảnh không mọc rễ được và 1 bộ phận rễ sẽ bị tổn thương, khô héo, thối.
Do đó, vào thời kỳ này không nên vừa tưới nước vừa bón phân cho cây cảnh. Điều này sẽ dẫn đến việc rễ cây không hấp thu được, gây cháy rễ, cây sẽ ốm yếu.
Vì thế, khi cây cảnh đâm chồi, ra nụ thì bạn nên từ từ tưới nước cho chúng, sau đó tưới thêm một ít chất kích thích ra rễ để cây ra rễ nhanh. Cuối cùng, sau khi cây đã ra lộc một thời gian thì bạn hãy bón thêm một ít phân bón thích hợp để cây mau lớn.
5. Bón phân bổ sung cho cây cảnh
Thấy cây cảnh đâm chồi, ra nụ, nhiều bạn thấy rằng chúng cần được thúc đẩy để phát triển nhanh hơn và muốn bón phân cho chúng.
Tuy nhiên, bạn phải nhớ rằng trước khi bón phân, giai đoạn đầu bạn nên dùng thuốc kích rễ để nuôi rễ, vun gốc một thời gian để cây ra chồi tốt. Sau khi thấy cây cảnh mọc nhiều lá thì mới bắt đầu bón thúc thêm phân bón.
Bạn nên chọn phân bón chính xác, khi chồi bắt đầu nhú ở giai đoạn đầu nên bón thúc cho cây. Bón phân cân đối đạm, lân và kali, bón thúc 1 lần, sau khoảng 1 tháng bón bổ sung phân lân cao, bón kali dihydro photphat cho cây ra hoa, bón thúc phân đạm cho cây ăn lá.
Với việc lựa chọn phân bón hợp lý, bổ sung cân đối trong giai đoạn đầu và bổ sung một lần trong giai đoạn sau có thể cho phép tất cả các cây phát triển mạnh mẽ và nở nhiều hoa mà không gặp vấn đề gì.
Trên đây là 5 việc bạn cần làm khi cây cảnh đâm chồi nảy lộc và ra hoa. Bằng việc diệt trứng côn trùng, khử trùng, cung cấp ánh sáng, thúc rễ, bón phân, cây cảnh của bạn sẽ phát triển tốt và nở hoa rực rỡ.