CÁC LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ MẦM NON

5 lĩnh vực phát triển của trẻ mầm non (mẫu giáo) được quy định theo Thông tư 17/2009/TT-BGDĐT. Nội dụng bao gồm giáo dục phát triển thể chất, phát triển nhận thức; phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm và phát triển thẩm mỹ. Mời bạn xem chi tiết qua nội dung dưới đây.

*


lĩnh vực phát triển của trẻ mầm non theo TT17-BGDĐT

*

Lĩnh vực 1: Giáo dục phát triển thể chất

Có 2 khía cạnh chính đó là phát triển vận động và giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ. Về phát triển vận động, cần chú ý các động tác phát triển cơ và hô hấp, các kỹ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động, sử dụng một số đồ dụng, dụng cụ.

Bạn đang xem: Các lĩnh vực phát triển của trẻ mầm non

Về dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ: đảm bảo rằng bé nhận biết được một số món ăn, thực phẩm thông thường và tác dụng của chúng đối với sức khỏe; bé tự làm một số việc phục vụ trong sinh hoạt hằng ngày, có ý thức giữ gìn sức khỏe và đảm bảo an toàn.

Lĩnh vực 2: Giáo dục phát triển nhận thức

Lĩnh vực này tập trung giúp các bé khám phá khoa học, làm quen một số khái niệm sơ đẳng về toán và khám phá xã hội.

Khám phá khoa học: tìm hiểu các bộ phận của cơ thể người, đồ vật, động vật và thực vật, một số hiện tượng tự nhiên. Các khái niệm về toán học: tập hợp, số lượng, số thứ tự, đếm, xếp tương ứng, so sánh, đo lường, hình dạng, định hướng theo không gian và thời gian. Khám phá xã hội: bản thân, gia đình, họ hàng và cộng đồng, trường mầm non, một số nghề nghiệp phổ biến, danh lam thắng cảnh và các ngày lễ hội, …

Đây chính là 1 trong 5 lĩnh vực phát triển của trẻ mầm non rất quan trọng; giúp trẻ bước đầu khám phá thế giới xung quanh, phát triển tư duy logic và hiểu biết xã hội.

Xem thêm: Chồn Hương Bao Nhiêu 1Kg ? Giá Chồn Hương Giống Hiện Nay Là Bao Nhiêu

Lĩnh vực 3: Giáo dục phát triển ngôn ngữ

Bé cần vận dụng các kỹ năng nghe, nói; làm quen với đọc viết để bé phát triển khả năng ngôn ngữ một cách tốt nhất.

Phần nghe tập trung vào các từ chỉ người, sự vật, hiện tượng, đặc điểm, tính chất, hoạt động và các biểu cảm; Nghe lời nói trong giao tiếp hàng ngày, nghe kể truyện, đọc thơ, ca dao, phù hợp với lứa tuổi mầm non.

Phần nói chú trọng phát âm rõ các tiếng Việt, bày tỏ nhu cầu, tình cảm và hiểu biết của bản thân; bằng các loại câu khác nhau; sử dụng đúng từ ngữ và câu trong giao tiếp hằng ngày.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Lời bài hát trung quốc

  • Cây cần sa hoa tím

  • Chụp ảnh concept ma mị

  • Rp7 xịt sên xe được không

  • x

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.